Thursday, October 29, 2015

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC ATLAT ĐỊA LÝ VIỆT NAM
TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÝ LỚP 8, LỚP 9, LỚP 12

Atlat địa lý Việt Nam là một tập bản đồ giáo khoa phục vụ việc dạy và học của giáo viên và học sinh. Nội dung của Atlat địa lý Việt Nam phù hợp với chương trình địa lý lớp 8, lớp 9. Toàn bộ nội dung Atlat địa lý Việt Nam có 30 trang và được chia thành các phần sau:
- Phần thứ nhất: giới thiệu vị trí địa lý, diện tích, dân số của các đơn vị hành chính.
- Phần thứ hai: thể hiện các thành phần tự nhiên bao gồm: địa hình, địa chất – khoáng sản, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực vật, các miền tự nhiên.
- Phần thứ ba: thể hiện đặc điểm dân số, dân tộc.
- Phần thứ tư: trình bày nội dung các ngành kinh tế, bảy vùng kinh tế và các vùng kinh tế trọng điểm.
A. Nắm vững nội dung Atlat
1. Vị trí địa lý, phân chia hành chính
Năm 1976 cả nước có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 35 tỉnh và 3 thành phố.
- Bắc Bộ có 13 tỉnh và 2 thành phố: Bắc Thái, Cao Lạng, Hà Bắc, Hà Nam Ninh, Hà Sơn Bình, Hà Tuyên, Hải Hưng, Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Bình, Vĩnh Phú, và 2 thành phố Hà Nội, Hải Phòng.
- Nam Bộ có 12 tỉnh và 1 thành phố: Sông Bé, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cửu Long, Minh Hải, Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1978: tách tỉnh Cao Lạng thành 2 tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
Năm 1979: thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, tương đương cấp tỉnh.
Năm 1989: tỉnh Bình Trị Thiên tách ra làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, tỉnh Nghĩa Bình tách ra thành 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, tỉnh Phú Khánh tách ra thành 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Cả nước có 44 tỉnh thành.
Năm 1991: tỉnh Hà Sơn Bình tách ra thành 2 tỉnh Hà Tây, Hoà Bình; tỉnh Hà Nam Ninh tách ra thành 2 tỉnh Nam Hà, Ninh Bình; tỉnh Hà Tuyên tách ra thành 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; tỉnh Hoàng Liên Sơn tách ra thành 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái; tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; tỉnh Gia Lai-Kon Tum tách ra thành 2 tỉnh Gia Lai, Kon Tum; tỉnh Thuận Hải tách ra thành 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận; tỉnh Cửu Long tách ra thành 2 tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh. Thành lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng thời giải thể Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Cả nước có 53 tỉnh thành.
Năm 1996: tỉnh Bắc Thái tách ra thành 2 tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên; tỉnh Hà Bắc tách ra thành 2 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh; tỉnh Nam Hà tách ra thành 2 tỉnh Hà Nam, Nam Định; tỉnh Hải Hưng tách ra thành 2 tỉnh Hải Dương, Hưng Yên; tỉnh Vĩnh Phú tách ra thành 2 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc;
Năm 1997: tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách ra thành tỉnh Quảng Namthành phố Đà Nẵng; tỉnh Sông Bé tách ra thành 2 tỉnh Bình DươngBình Phước, tỉnh Hậu Giang tách ra thành 2 tỉnh Cần ThơSóc Trăng, tỉnh Minh Hải tách ra thành 2 tỉnh Bạc LiêuCà Mau. Cả nước có 61 tỉnh thành.
Năm 2004: tỉnh Lai Châu tách ra thành 2 tỉnh Lai Châu mới và Điện Biên; tỉnh Đắk Lắk tách ra thành 2 tỉnh Đắk Lắk mới và Đắk Nông; tỉnh Cần Thơ tách ra thành thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Cả nước có 64 tỉnh thành.
Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, theo đó hợp nhất toàn bộ tỉnh Hà Tây, chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2008. Hiện nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau 30/4/1975, Việt Nam có 70 tỉnh, thành: miền Bắc có 26, miền Nam có 44
1/1/1976, cả nước có 38 tỉnh, thành: miền Bắc có 18, miền Nam có 20.
1978, cả nước có 39 tỉnh, thành: tỉnh Cao - Lạng tách ra 2 tỉnh: Cao Bằng và Lạng Sơn
1979, cả nước có 40 tỉnh, thành: 39 tỉnh, thành và 1 đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo
1989, cả nước có 44 tỉnh, thành
1992, cả nước có 53 tỉnh, thành
1996, cả nước có 61 tỉnh, thành
2001, cả nước có 64 tỉnh, thành
1/1/2008, cả nước có 63 tỉnh, thành: tỉnh Hà Tây sát nhập vào thủ đô Hà Nội.
2. Địa lý tự nhiên
2.1. Thành phần tự nhiên: từ trang 6 đến 12, trong đó trang 6, 7 thể hiện Hình thể Việt Nam: phân tầng độ cao, độ sâu.
Trang 10: cửa Ba Lai (sông Tiền), cửa Bát Xắc (sông Hậu) hiện nay đã bồi lắp.
2.2. Các miền tự nhiên: trang 13, 14
2.3. Địa lý dân cư: trang 15, 16.
2.4. Địa lý các ngành kinh tế: trang 17 đến 25.
2.5. Địa lý các vùng kinh tế: trang 26 đến 30.
Hiện nay có 4 vùng trọng điểm kinh tế:
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long: theo quyết định thành lập của Chinh phủ ngày 6/4/2009, bao gồm: thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
* Vùng kinh tế: là lãnh thổ để Nhà nước xây dựng và phát triển kinh tế (tổ chức, kế hoạch phát triển)
* Vùng kinh tế trọng điểm: là lãnh thổ trọng điểm để đầu tư.
B. Nắm vững nội dung từng trang Atlat
- Nội dung chính thường là những nội dung thể hiện trên bản đồ
- Nội dung phụ là các bản đồ phụ, các biểu đồ, lát cắt, hình ảnh, bảng số liệu, ...
B.1. Khai thác các bản đồ hành chính và tự nhiên
1. Đọc trang 3 (Ký hiệu chung)
Trang ký hiệu chung gồm có các ký hiệu chia thành 4 nhóm: Nhóm các yếu tố tự nhiên (sông, kênh, đầm lầy, địa hình, mỏ khoáng sản…); Nhóm các yếu tố công nghiệp (khai thác khoáng sản, các ngành công nghiệp); Nhóm các yếu tố nông lâm thủy sản; Nhóm các yếu tố khác (ranh giới, đường giao thông, sân bay…)
Lưu ý: nếu ở các trang bản đồ khác đã có ký hiệu, không cần phải xem lại trang cho khỏi phải mất thời gian.
2. Đọc trang 4, 5 (Hành chính)
Đọc 2 trang này, có thể xác định được vị trí địa lý nước ta qua Bản đồ Hành chính kết hợp bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á.
Trên Bản đồ Hành chính, xác định các điểm cực Bắc, cực Nam, cực Đông, cực Tây trên bản đồ. Ngoài ra còn biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ của 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Ở cuối trang 5, có bảng thống kê diện tích và dân số 63 tỉnh, thành; liệt kê các thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Đọc trang 6, 7 (Hình thể)
Đọc 2 trang này, thấy được hình dạng chữ S của lãnh thổ, có chiều dài dài, chiều ngang hẹp, trải qua các vĩ độ và kinh độ nào? Giáp với các quốc gia nào? Tỷ lệ của núi, đồng bằng tương quan ra sao? Ngoài ra còn có các đảo và vùng biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.
Cho học sinh sử dụng bản đồ với các gợi ý:
- Bản đồ này thể hiện từ khái quát tổng thể đến chi tiết
- Thể hiện địa hình đồng bằng; vùng đồi núi bằng các màu sắc
- Vùng đồng bằng: các đồng bằng lớn, nhận xét các đồng bằng
- Vùng núi: các dãy núi lớn, hướng các dãy núi, các sơn nguyên, cao nguyên
- Đặc điểm hình thái biển Đông ? ý nghĩa kinh tế

Ở các trang 13 và 14 thể hiện đặc điểm tự nhiên của các miền khá chi tiết, có thể sử dụng 2 trang để thay thế trang 6, 7 khi phân tích địa hình cụ thể 1 miền nào đó.
4. Đọc trang 8 (Địa chất khoáng sản)
- Ở trang này cần xác định tập trung ở phần khoáng sản. Theo đó, thấy được sự đa dạng khoáng sản nước ta và tập trung nhiều ở vùng Trung du-miền núi Bắc Bộ; Xác định được sự phân bố cụ thể từng loại khoáng sản.
Ví dụ:
Than đá tập trung nhiều ở Quảng Ninh, ngoài ra còn có ở Thái Nguyên, Sơn La, Hoà Bình, Quảng Nam hoặc có thể nêu mỏ than Cẩm Phả, Vàng Danh, Quỳnh Nhai, Nông Sơn.
Lưu ý: để tìm mỏ khí đốt Lan Tây, Lan Đỏ phải xem thêm hình phụ lục ở dưới góc phải của trang 8.
- Về việc vận dụng kiến thức đã học, có thể hiểu thêm các loại mỏ thuộc năng lượng (than, dầu, khí), các loại mỏ thuộc kim loại đen, thuộc kim loại màu, thuộc phi kim loại, các loại mỏ được xem là quan trọng ở nước ta có trữ lượng lớn hoặc có giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá, sắt, bôxit, thiếc, apatit, đồng, titan, đá vôi xi măng và sét cao lanh).
- Về lịch sử địa chất, Atlat còn thể hiện qua bảng liệt kê Các giai đoạn, thời kỳ và đặc điểm phát triển địa chất Việt Nam. Bảng này thể hiện khái quát đặc điểm của 3 giai đoạn: Tiền Cambri, Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
5. Đọc trang 9 (Khí hậu)
- Trang này gồm có 3 hình: Khí hậu chung, nhiệt độ, lượng mưa.
5.1. Trang hình khí hậu chung cần lưu ý các điểm sau:
+ Có 2 miền khí hậu gồm: miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu phía Nam. Dùng kiến thức đã học, có thể hiểu được đặc điểm 2 miền khí hậu trên lần lượt là: có mùa đông lạnh, mưa nhiều vào mùa nóng; mang tính cận xích đạo nóng quanh năm, có một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc. Ngoài 2 miền khí hậu chính, bản đồ còn thể 7 vùng khí hậu tiêu biểu cho từng vùng (lưu ý 7 vùng khí hậu có khác về phạm vi so với 7 vùng kinh tế).
+ Chú ý sử dụng biểu đồ nhiệt và lượng mưa ở các nơi tiêu biểu như: Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, TPHCM, để minh họa đặc điểm của 2 miền khí hậu trên.
+ Xác định được hướng gió mùa mùa Hạ (chủ yếu là hướng Tây Nam), gió mùa mùa Đông (chủ yếu là hướng Đông Bắc), và nhận xét gió Tây khô nóng.
+ Biết được hướng di chuyển và tần suất các cơn bão ở các tháng 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12. Trong đó tháng 9 có tần suất cao nhất từ 1,3 đến 1,7 cơn bão trên tháng và hướng đi chủ yếu vào khu vực giữa của Bắc Trung Bộ.
  5.2. Ở hình nhiệt độ phản ánh nhiệt độ trung bình nước ta với 3 mốc thời gian:
 + Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở phía Nam và các tỉnh duyên hải từ Hoành Sơn vào Nam (trừ một số tỉnh ở Tây Nguyên).
 + Nhiệt độ trung bình tháng 1: Nhiệt độ trung bình cao nhất ở vùng Nam Trung Bộ và Nam bộ.
 + Nhiệt độ trung bình tháng 7: Cao nhất là Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh duyên hải miền Trung, đặc biệt nền nhiệt độ lên cao nhất trong năm.
 5.3. Ở hình lượng mưa gồm có 3 hình: Lượng mưa trung bình năm, tổng lượng mưa từ tháng 11 - 4 (mùa mưa ít), tổng lượng mưa từ tháng 5 -10 (mùa mưa nhiều).
 + Lượng mưa trung bình năm: Nơi mưa nhiều là Thừa thiên - Huế, Quảng Nam, Hà Giang. Giải thích dựa vào hướng gió qua biển kết hợp địa hình núi và ảnh hưởng của các cơn bão.
 + Tổng lượng mưa từ tháng 11 - 4: Tổng lượng mưa nhiều ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam. Giải thích dựa vào gió Đông Bắc qua biển kết hợp địa hình Trường Sơn.
+ Tổng lượng mưa tháng 5 - 10: Những nơi mưa nhiều là Hà Giang, Lai Châu, Quảng Nam, Kiên Giang, Cà Mau. Giải thích do nhận được gió mùa mùa hè nhiều hoặc vị trí đón gió mùa hè.
6. Đọc trang 10 (Các hệ thống sông)
Trên Bản đồ thể hiện các lưu vực chính hệ thống sông lớn. HS chỉ cần biết các hệ thống sông lớn như: sông Hồng, sông Đà, sông Đồng Nai, sông Cửu Long, … đây là những hệ thống sông được đề cập trong các bài học có liên quan về tiềm năng thủy điện, cung cấp nước tưới trong sản xuất nông nghiệp, …
Cần so sánh biểu đồ Lưu lượng nước trung bình sông Hồng, sông Đà Rằng, sông Mê-kông. Từ đó, có thể thấy được chế độ nước trong năm của các hệ thống sông thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam.
7. Đọc trang 11 (Các nhóm và các loại đất chính)
Về cơ bản nước ta có 3 nhóm đất chính, trong đó 2 nhóm phổ biến đó là nhóm đất ferralit và nhóm đất phù sa. Nhóm đất ferralit phân bố tập trung ở miền núi, còn nhóm đất phù sa phân bố ở đồng bằng.
Ví dụ:
Ở ĐBSCL chủ yếu là nhóm đất phù sa, gồm phù sa sông, đất phèn (chiếm tỷ lệ lớn nhất), đất mặn chủ yếu ở ven biển, đất cát ven biển, đất feralit trên các loại đá khác (đảo Phú Quốc).
Ở Tây Nguyên gồm chủ yếu đất feralit trên đá badan và trên các loại đá khác…
8. Đọc trang 12 (Thực vật và động vật)
Trang này gồm 2 hình: bản đồ Thực vật và động vật, hình Phân khu địa lý động vật
8.1. Ở bản đồ Thực vật và động vật: thể hiện:
* Các Thảm thực vật:
- Rừng kín thường xanh và rừng thưa phân bố tập trung nhiều ở khi vực Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
- Thảm thực vật nông nghiệp phổ biến ở các vùng đồng bằng.
* Sự phân bố Động vật ở các vùng, các Khu dự trữ sinh quyển và Vườn quốc gia.
8.2. Ở hình phân khu địa lý động vật: có 6 khu vực.
9. Đọc trang 13 (Các miền tự nhiên): miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Tây Bắc và Bắc Trrung Bộ.
Ở trang này cần chú ý những vấn đề sau:
Có thể đọc bản đồ miền với gợi ý:
- Các dãy núi chính ở Việt Nam: Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn ...
- Các sơn nguyên; cao nguyên: tên, vị trí, hướng núi.
- Các ngọn núi cao > 2000m
- Các đồng bằng lớn, nhỏ
- Đọc các lát cắt: Từ nơi xuất phát (cao nhất) đến thấp nhất qua những dạng địa hình nào

             9.1. Đặc điểm của hướng núi và độ cao của núi.
Ví dụ:
Hướng núi miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chạy theo hướng TB-ĐN có độ cao nhìn chung là cao nhất nước ta (có đỉnh núi Phăng-xi-păng cao 3.143m và nhiều đỉnh khác cao trên 2000m) và thấp dần về phía Đông Nam.
             Hướng núi Đông Bắc? độ cao nói chung như thế nào?
9.2. Lát cắt địa hình:
 HS đọc lát cắt A-B, C-D bằng cách phối hợp bản đồ có đường gạch kẻ A-B, C-D với hình lát cắt địa hình (góc trái bên dưới) với thước tỷ lệ 1 : 3.000.000
 Theo đó ta cần làm rõ các ý chính sau:
+ Hướng lát cắt
+ Độ dài của lát cắt (dựa vào thước tỷ lệ)
+ Lát cắt đi qua những địa hình núi, cao nguyên, thung lũng sông, đồng bằng nào?...
+ Ở mỗi loại địa hình có độ cao là bao nhiêu?
     + Ở mỗi loại địa hình có đất đai và thực vật gì? Thuộc loại khí hậu gì? (phối hợp các trang 9, 11, 12).
Ví dụ: mô tả lát cắt A-B.
- Hướng lát cắt: Tây Bắc-Đông Nam, từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình.
- Hướng nghiêng địa hình: cao ở Tây Bắc và thấp dần về phía Đông Nam.
- Đường cắt đi từ biên giới Việt-Trung qua vùng núi phía Đông của sơn nguyên Hà Giang, cắt ngang sông Gâm, sông Năng và qua đỉnh núi Phia-Boóc (1578m), qua phía Đông thị xã Bắc Cạn và thượng nguồn sông Cầu của khu Việt Bắc.
Đường lát cắt tiếp tục đi qua cánh cung Ngân Sơn, Bắc Sơn và các vùng đồi núi xen kẽ giữa 2 cánh cung, vùng đồi núi thoai thoải của khu Đông Bắc rồi thấp dần về phía đồng bằng. Trước khi đến cửa sông Thái Bình lát cắt đi qua các sông Thương, Lục Nam, Kinh Thầy của khu Đồng bằng Bắc Bộ.
9.3. Các dòng biển nóng và lạnh ngoài khơi của lãnh thổ nước ta: được tham khảo xem như là một trong những nhân tố tạo thành các ngư trường.
10. Đọc trang 14 (Các miền tự nhiên): miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Nhận xét đặc điểm địa hình giống như trang 13, đọc lát cắt A-B, nhận xét về tác động của các dòng biển.

Nội dung
Phần lãnh thổ phía Bắc
Phần lãnh thổ phía Nam
Kiểu khí hậu


Nhiệt độ trung bình năm


Biên độ nhiệt độ


Số tháng lạnh


Sự phân hóa mùa


Cảnh quan thiên nhiên
tiêu biểu


Thành phần
các loài sinh vật



B.2. Khai thác Atlat địa lý Việt Nam – địa lý dân cư

1. Đọc trang 15 (Dân số)
1.1. Bản đồ thể hiện:
a/ Mật độ dân số (sự phân bố dân cư):
Thể hiện qua màu nền từ đậm đến nhạt biểu hiện từng mức mật độ dân số khác nhau:
Có thể minh họa qua bảng sau:
Mật độ (người/km2)
Phân bố (vùng thuộc tỉnh nào)
Nhận xét
< 50


50-100

101-200

201-500

501-1000

1001-2000

> 2000


Có thể tính MĐDS trung bình của nước ta năm 2007: lấy số dân 85,17 triệu người chia cho diện tích nước ta là 331.212 km2 à 257 người/km2
- Mật độ dân số trên 2.000 người/km2: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh.
- Mật độ dân số từ 1.001-2.000 người/km2: hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Đà Nẵng.
- Mật độ dân số từ 501-1.000 người/km2: các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ.
- Mật độ dân số từ 201-500 người/km2: Duyên hải miền Trung, Sóc Trăng, Trà Vinh và Quảng Ninh.
- Mật độ dân số  từ 101-200 người/km2: một số tỉnh ở Duyên hải miền Trung, Lạng Sơn, Yên Bái, Thái Nguyên, Cà Mau, Bạc Liêu.
- Mật độ dân số từ 50-100 người/km2: Bắc và Đông Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
- Mật độ dân số < 50 người/km2: Kon Tum, Gia Lai, Tây Bắc.
Nhận xét chung:
- Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lý
- Phần lớn dân cư tập trung ở đồng bằng (3/4 dân số), thưa thớt ở miền núi. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số trung bình cao nhất nước ta, trung bình từ 1001-2000 người/km2
- Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn (3/4 dân số - biểu đồ cột ở trên)
Ngoài ra có thể:
- Nhận xét màu sắc mật độ giữa các vùng trong cả nước
- So sánh mật độ dân số giữa các vùng đồng bằng và trung du miền núi, vùng ven biển
- Từ đó rút ra qui luật phân bố dân cư nước ta (đông dân, thưa dân)
b/ Quy mô dân số và sự phân cấp đô thị được trình bày rõ ràng trên bản đồ.

           Ví dụ:
- Đô thị đặc biệt: Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh
- Đô thị loại 1: Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng.
- Đô thị loại 2: Biên Hòa, Vinh, Nha Trang, Cần Thơ...
- Đô thị loại 3: Thái Bình, Tam Kỳ, Bạc Liêu, Long Xuyên...
- Đô thị loại 4: Hà Tiên, Hà Tĩnh, Ninh Bình...
Ví dụ:
Quy mô dân số
Tên đô thị
Phân cấp đô thị
> 1.000.000 người
Hà Nội, tp.HCM
Loại đặc biệt
500.001-1.000.000 người


200.001-500.000 người


100.000-200.000 người


< 100.000 người


- Thành phố trên 1 triệu người: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng.
- Thành phố từ 500.001 - 1.000.000 người: Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng.
- Thành phố từ 200.001 - 500.000 người: Nam Định, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Buôn Mê Thuột, Nha Trang, Vũng Tàu, Long Xuyên, Rạch Giá.
- Thành phố từ 100.000 - 200.000 người: rất nhiều
- Thành phố dưới 100.000 người: Sơn La, Lào Cai, Bạc Liêu...
            à Kết luận: các thành phố, thị xã chủ yếu tập trung ở đồng bằng và ven biển.
1.2. Biểu đồ:
+ Biểu đồ (cột) Dân số Việt Nam qua các thời kỳ:
Số dân nước ta tăng liên tục từ 1960-2007. Giai đoạn tăng nhanh 1960 – 1989 (bài học: giai đoạn 1960 – 1985, số dân nước ta tăng gấp đôi – Bùng nổ dân số).
Lưu ý: đến năm 2007, số dân nước ta là 85,17 triệu người à đông dân, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới (nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn).
Ngoài ra, có thể biết được số dân và tỷ lệ dân thành thị, dân nông thôn cũng có sự thay đổi theo thời gian nói trên.
+ Biểu đồ Tháp dân số Việt Nam ở hai thời điểm: năm 1999 và 2007.
Nhìn vào hình dạng tháp tuổi, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, còn tăng nhanh.
Đáy tháp tuổi năm 2007 có thu hẹp so với năm 1999, cho thấy trong thời gian qua nước ta thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa dân số nên tỷ lệ tăng dân số có xu hướng giảm; tuy nhiên vẫn còn ở mức cao 1,32%.
+ Biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế từ năm 1995 đến năm 2007:
- Lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản (khu vực I): có xu hướng giảm (71,2 à 53,9%) nhưng vẫn chiếm nhiều nhất.
- Lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng (khu vực II): có xu hướng tăng (11,4 à 20,0%) nhưng vẫn còn thấp.
- Lao động trong khu vực dịch vụ (khu vực III): có xu hướng tăng (17,4 à 26,1%)

2. Đọc trang 16 (Dân tộc)
a/ Bản đồ:
Trên bản đồ, màu nền thể hiện các ngữ hệ, các nhóm ngôn ngữ bằng các màu sắc khác nhau.
Ví dụ:
- Màu hồng: ngữ hệ Nam Á (Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường)
- Màu đỏ thắm: ngữ hệ Nam Đảo
Sự phân bố các nhóm:
           + Việt Mường: tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
           + Môn – Khơ me: Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, đảo Phú Quốc, vùng Hà Tiên.
           + H’Mông, Dao: Hà Giang, Tây Bắc và thượng du sông Mã, Cả.
           + Tày Thái: Trung du-miền núi Bắc Bộ, Tây và Bắc Trung Bộ.
           + Ka - đai: Trung du-miền núi Bắc Bộ
           + Nam Đảo: Đắk Lắk
           + Hán: Quảng Ninh, Hà Giang, Mường Xén. Ngoài ra còn có ở các thành phố lớn như  thành phố Hồ Chí Minh... (tuy trên bản đồ không thể hiện rõ nhưng cần nêu lên).
           + Tạng - Miến: chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai.
So sánh với bản đồ địa hình để thấy các thành phần dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi, còn người Việt Mường chủ yếu sống ở đồng bằng và ven biển.
Ví dụ: Trình bày sự phân bố các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Nhóm ngôn ngữ Việt Mường phân bố rộng khắp đồng bằng.
- Nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme phân bố tập trung ở Trà Vinh, Sóc Trăng.
- Nhóm ngôn ngữ Hán tập trung ở các đô thị: Hà Tiên, Cần Thơ, Cà Mau.
- Nhóm ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam đảo phân bố ở An Giang.
            b/ Bảng số liệu thống kê các dân tộc Việt Nam:
           -  Là nước có nhiều thành phần dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc thuộc 8 nhóm, 5 ngữ hệ.
           - Người Việt chiếm đa số (85,52%)
          
           
B.3. Khai thác các bản đồ địa lý kinh tế  và các vùng kinh tế

1. Đọc trang 17 (Kinh tế chung)
1.1. Biểu đồ:
- GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm: GDP tăng ........, tốc độ tăng trưởng gấp ..... lần.
- Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế: biểu đồ thể hiện 3 khu vực kinh tế có sự chuyển dịch về tỷ trọng từ năm 1990 đến năm 2007:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản (khu vực I): có xu hướng giảm (38,7 à 20,3%).
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng (khu vực II): có xu hướng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao nhất trong năm 2007 (22,7 à 41,5%).
+ Khu vực dịch vụ (khu vực III): giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao (38,6 à 38,2%).
à Sự thay đổi theo hướng tích cực, nền kinh tế có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang công nghiệp.
1.2. Bản đồ:
Thể hiện ranh giới và phạm vi của 7 vùng kinh tế.
Màu nền trên bản đồ thể hiện các mức GDP bình quân tính theo đầu người của các tỉnh năm 2007:
GDP bình quân
tính theo đầu người
(triệu đồng)
Vùng (tỉnh, thành)
> 18
Tp.HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Cần Thơ
> 15 - 18
Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai
> 12 – 15

> 9 – 12

6 – 9

< 6

Những tỉnh, thành có GDP bình quân tính theo đầu người cao đều tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm.
            Trên bản đồ còn có các biểu đồ (hình tròn) thể hiện Quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các trung tâm kinh tế.

Ví dụ: tại trung tâm kinh tế tp.HCM: có quy mô trên 100 nghìn tỷ đồng (kích thước vòng tròn).
+ Khu vực I: chiếm tỷ trọng thấp nhất
+ Khu vực II: chiếm tỷ trọng cao
+ Khu vực III: chiếm tỷ trọng cao nhất

2. Đọc trang 18 (Nông nghiệp chung)

2.1. Biểu đồ:
Biểu đồ biểu hiện Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp: từ 2000-2007, nhận xét khái quát sự thay đổi từng ngành:
            Tổng giá trị sản xuất khu vực nông – lâm – thủy sản tăng hơn 2 lần (163.313,5 à 338.553 tỷ đồng)
            + Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm và chiếm tỷ trọng cao nhất (dẫn chứng số liệu).
            + Tỷ trọng ngành lâm nghiệp giảm (dẫn chứng số liệu).
            + Tỷ trọng ngành thủy sản tăng nhiều (dẫn chứng số liệu).
Cách lập bảng số liệu từ biểu đồ đã vẽ:
Năm
2000
2007
Nông nghiệp


Lâm nghiệp


Thủy sản


Hoặc tính giá trị sản xuất của 1 ngành nào đó từ tỷ trọng đã cho:
Ví dụ:
Năm 2007, giá trị sản xuất ngành nông lâm thủy sản là 338.553 tỷ đồng, trong đó nông nghiệp đóng góp 70%. Vậy giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 236.987,1 tỷ đồng ( (70% x 338.553) / 100% ).
2.2. Bản đồ:
- Hiện trạng sử dụng đất được trình bày trước tiên, nổi bật. Đất sử dụng với mục đích khác nhau được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau.
Ví dụ: Vùng nền màu vàng nhạt thể hiện loại đất trồng cây LT-TP và cây hàng năm; vùng nền màu vàng đậm hơn thể hiện loại đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả; ...
Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên: phần lớn là đất lâm nghiệp có rừng, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, đất trồng cây LT-TP và cây hàng năm, đất phi nông nghiệp (Pleiku).
- Các vùng nông nghiệp được thể hiện bằng các chữ số La mã & đường ranh giới. Diện tích nằm trong đường ranh giới cùng với các chữ số La mã xếp theo thứ tự từ I đến VII thể hiện 7 vùng nông nghiệp của nước ta.
- Sản phẩm chuyên môn hóa trong sản xuất nông nghiệp ở các vùng: được thể hiện trên nền màu đất đang sử dụng thể hiện các cây trồng & vật nuôi. 
      Ví dụ: Cây cà phê, cây hồ tiêu, cây điều, ... được trồng trên đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Trâu bò được nuôi trên đất nông lâm kết hợp; ...
Kể tên các vùng nông nghiệp và các sản phẩm chuyên môn hóa từng vùng: (trang 18-Atlat)
Vùng
TD-MNBB
ĐBSH
Sản phẩm CMH
- Cây trồng: chè, …
- Vật nuôi: trâu, bò, …
- Cây trồng:
- Vật nuôi:






3. Đọc trang 19 (Chăn nuôi, Cây công nghiệp, Lúa)
3.1. Chăn nuôi (năm 2007):
a/ Bản đồ:
Màu nền thể hiện Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các tỉnh tính theo đầu người:
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng của các tỉnh
tính theo đầu người (kg/người)
Vùng (tỉnh, thành)
> 50

> 40 – 50

> 30 – 40

20 – 30

< 20

Từ bản đồ này, cần phải biết cách tính số lượng (trâu, bò, lợn) bằng cách đo từng cột theo đơn vị mm để tính số lượng theo yêu cầu: (Trâu, bò: 1 mm tương ứng 50.000 con; Lợn: 1 mm tương ứng 200.000 con; thấp hơn 1 mm tương ứng dưới 10.000 con)
Ví dụ: Tại tỉnh Thanh Hóa                                               (xem chú giải)
Số lượng Trâu: chiều cao cột: 4 mm, tương ứng: 200.000 con
Số lượng Bò: chiều cao cột: 8 mm, tương ứng: 400.000 con
Số lượng Lợn: chiều cao cột: 7 mm, tương ứng: 1.400.000 con
Số lượng gia cầm: trên 9 triệu con
- Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở ĐBSH, ĐBSCL, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Đàn trâu: nuôi nhiều ở TDMN Bắc Bộ, BTB.
- Đàn bò: BTB, NTB, Tây Nguyên.
b/ Biểu đồ:
- Biểu đồ tròn thể hiện: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng chậm, nhưng vẫn còn thấp (19,3 à 24,4%)
- Biểu đồ tròn thể hiện: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng: 18.505 à 29.196 tỷ đồng
+ Chăn nuôi gia súc: tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất (66,0 à 72,0%)
+ Chăn nuôi gia cầm: giảm (18,0 à 13,0%)
+ Sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa): giảm nhẹ (16,0 à 15,0%)
3.2. Cây công nghiệp (năm 2007):
a/ Bản đồ:
- Trên bản đồ cây công nghiệp thể hiện sự phân bố các loại cây công nghiệp theo vùng.
Ví dụ:  Café trồng nhiều ở Tây Nguyên, ĐNB.
            Dừa: Bến Tre, Bình Định.
- Nền màu trên bản đồ thể hiện tỷ lệ diện tích gieo trồng cây công nghiệp so với tổng DT gieo trồng đã sử dụng. Nền màu càng đậm, tỷ lệ diện tích gieo trồng càng cao.
Ví dụ: Các tỉnh ĐBSCL tỷ lệ: < 10%; Tây Nguyên, ĐNB, Bến Tre > 50%, …
Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn: tập trung vùng Tây Nguyên, ĐNB.
Các tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm lớn: tập trung vùng Tây Nguyên, ĐNB, BTB.
b/ Biểu đồ:
+ Biểu đồ (cột gộp nhóm) thể hiện diện tích cây công nghiệp phát triển qua các năm 2000, 2005, 2007.
Ví dụ: Từ năm 2000 đến năm 2007:
- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm tăng từ 1.451.000 ha tăng lên 1.821.000 ha.
- Diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm tăng từ 778.000 ha tăng lên 846.000 ha.
- Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm nhiều hơn trồng cây công nghiệp hàng năm (dẫn chứng).
+ Biểu đồ (tròn) thể hiện giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt: tăng chậm (24,0 à 25,6%).
+ Biểu đồ (cột và tròn) diện tích thu hoạch và sản lượng cafe, cao su, điều cả nước năm 2007.
- Dựa vào kiến thức đã học và bản đồ, hãy ghi vào bảng sau đây:
Tên cây công nghiệp

Phân  bố (tên tỉnh)

Nhận xét

Cà phê


Chè


Cao su


Bông


Mía


3.3. Lúa (năm 2007):
a/ Bản đồ:
Cách thể hiện màu nền trên bản đồ và các loại biểu đồ cũng tương tự như bản đồ cây công nghiệp:
Diện tích trồng lúa
so với diện tích trồng cây lương thực (%)
Vùng (tỉnh, thành)
> 90
ĐBSCL, ĐBSH
> 80 – 90

> 70 – 80

60 – 70

< 60

Các vùng trồng lúa nhiều: ĐBSCL, ĐBSH
Các tỉnh trồng lúa nhiều: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An, …
b/ Biểu đồ:
- Biểu đồ (tròn) thể hiện: giá trị sản xuất cây lương thực từ năm 2000 đến 2007 có xu hướng giảm, nhưng chiếm tỷ trọng nhiều nhất (60,7 à 56,5%).
- Biểu đồ (cột và tròn) thể hiện: từ năm 2000 đến năm 2007:
+ Diện tích lúa giảm (7.666 nghìn ha à 7.207 nghìn ha)
+ Sản lượng lúa tăng (32.530 nghìn tấn à 35.942 nghìn tấn) à do trình độ thâm canh, tăng vụ
+ Năng suất lúa (tấn/ha): lấy sản lượng lúa chia cho diện tích lúa nước ta
Năm 2000: …….. à Năm 2007: ……….. tấn/ha
+ Bình quân lúa theo đầu người (kg/người): lấy sản lượng lúa chia cho số dân (Atlat trang 15–số liệu số dân nước ta thể hiện trên biểu đồ cột).
Năm 2000: …….. à Năm 2007: ……….. kg/người

4. Đọc trang 20 (Lâm nghiệp và Thủy sản)
4.1. Bản đồ Lâm nghiệp:
a/ Bản đồ: thể hiện tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh. Quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh.
Tỷ lệ diện tích rừng
so với diện tích toàn tỉnh (%)
Vùng (tỉnh, thành)
> 60

> 40 – 60

> 20 – 40

> 10 – 20

< 10

            Cả nước: Tây Nguyên có diện tích rừng lớn nhất; BTB có diện tích rừng lớn thứ 2 sau Tây Nguyên.
+ Vì sao tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng nhiều nhất lại không có quy mô giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất ?
b/ Biểu đồ:
Diện tích rừng nước ta tăng (10.915,6 nghìn ha à 12.739,6 nghìn ha)
à tính độ che phủ rừng nước ta: (12.739,6 nghìn ha x 100) / 33.100 nghìn ha = 38,4%
- Diện tích rừng tự nhiên tăng (9.444,2 nghìn ha à 10.188,2 nghìn ha) và chiếm tỷ lệ cao nhất
- Diện tích rừng trồng tăng nhưng không ổn định (1.471,4 nghìn ha à 2.551,4 nghìn ha)
4.2. Bản đồ Thủy sản:
a/ Bản đồ:
Do chỉ số số lượng về đánh bắt và nuôi trồng của các tỉnh quá chênh lệch cho nên độ cao của biểu đồ vượt ra ngoài lãnh thổ giống như các cột trên bản đồ. Biểu đồ biểu hiện trị số quá lớn phải đứt đoạn và ghi trị số số lượng lên đầu cột biểu đồ.
+ Các vùng nuôi trồng thủy sản lớn: ĐBSCL, ĐBSH
+ Các vùng khai thác thủy sản nhiều: ĐBSCL, duyên hải NTB.
- Trên vùng biển từ Bắc vào Nam thể hiện đường bờ biển dài, có nhiều bãi cá, tôm.
- 4 ngư trường: Quảng Ninh – Hải Phòng; quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa; Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu; Cà Mau – Kiên Giang.
- Có nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi nuôi trồng hải sản.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc ở các đồng bằng thuận lợi nuôi trồng thủy sản.
Giá trị sản xuất thủy sản
Trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (%)
Vùng (tỉnh, thành)
> 50

> 30 – 50

> 20 – 30

> 10 – 20

> 5 – 10

< 5

b/ Biểu đồ cột:
Sản lượng thủy sản nước ta tăng gần gấp 2 lần (2.250,5 nghìn tấn à 4.197,8 nghìn tấn)
- Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng nhanh hơn (589,6 nghìn tấn à 2.123,3 nghìn tấn) – gấp 3,6 lần
- Sản lượng thủy sản khai thác tăng (1.660,9 nghìn tấn à 2.074,5 nghìn tấn) – gấp 1,2 lần
Năm 2000, 2005, sản lượng thủy sản nuôi trồng ít hơn sản lượng thủy sản khai thác; năm 2007 sản lượng thủy sản nuôi trồng lại nhiều hơn sản lượng thủy sản khai thác (dẫn chứng)
5. Đọc trang 21 (Công nghiệp chung)
a/ Bản đồ:
a.1. Nội dung chính của bản đồ thể hiện các TTCN và điểm công nghiệp phân theo giá trị sản xuất công nghiệp.
Màu nền thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước:
Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước (%)
Vùng (tỉnh, thành)
> 10

> 2,5 – 10

> 1,0 - 2,5

> 0,5 – 1,0

0,1 – 0,5

< 0,1


Quy mô các TTCN  (đơn vị: nghìn tỷ đồng) được biểu hiện bằng độ lớn nhỏ của vòng tròn. Quy mô lớn, kích cở vòng tròn lớn và ngược lại. Về quy mô, xem ký hiệu ở trang 3.
Các TT, điểm công nghiệp
(nghìn tỷ đồng)
Tên TTCN
> 120
Hà Nội, tp.HCM
> 40 - 120
Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu
9 – 40

< 9

- Trong các vòng tròn, còn có các ký hiệu biểu hiện các ngành công nghiệp. Trong vòng tròn càng có nhiều ký hiệu chứng tỏ ở đó càng tập trung nhiều ngành công nghiệp.
            - Số lượng ký hiệu trong một TT cũng thể hiện cấu trúc của ngành công nghiệp trong TT đó.
Ví dụ 1: Quy mô và cơ cấu các ngành công nghiệp
Tên TTCN
Tp.HCM
Cần Thơ
Hà Nội
Đà Nẵng
Quy mô
(nghìn tỷ đồng)
> 120

9 – 40


Các ngành






Ví dụ 2: Quy mô và cơ cấu các ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ
Tên TTCN
Tp.HCM
Biên Hòa
Vũng Tàu
Thủ Dầu Một
Quy mô
(nghìn tỷ đồng)
> 120




Các ngành






a.2. Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp nước ta (sự phân bố các trung tâm công nghiệp):
Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
Ở Bắc Bộ: đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp tỏa theo các hướng chuyên môn hoá khác nhau (theo Atlat):
+ Hải Phòng - Hạ Long: khai thác than, cơ khí.
+ Bắc Giang: phân hoá học, vật liệu xây dựng.
+ Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí.
+ Việt Trì: hoá chất, giấy.
+ Hoà Bình: thuỷ điện.
+ Nam Định: dệt, ximăng, điện.
Ở Nam Bộ: hình thành một dải công nghiệp với các trung tâm công nghiệp hàng đầu: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu và Thủ Dầu Một.
Duyên hải miền Trung: phân bố rải rác, có các trung tâm công nghiệp quan trọng: Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn.
Khu vực còn lại, nhất là miền núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán.
a.3. Ngoài các TTCN, các điểm công nghiệp ra, trên bản đồ còn có các mỏ khoáng sản đang khai thác, các nhà máy thủy điện (xem bản đồ CN năng lượng trang 22).
b/ Biểu đồ:
- Biểu đồ (cột) thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp qua các năm 2000 – 2007: tăng, gấp 4,3 lần
(336,1 nghìn tỷ đồng à 1.469,3 nghìn tỷ đồng)
- Biểu đồ (tròn) giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế:
+ Khu vực nhà nước: giảm (34,2 à 20,0%)
+ Khu vực ngoài nhà nước: tăng (24,5 à 35,4%)
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: tăng chậm nhưng chiếm nhiều nhất (41,3 à 44,6%)
- Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp khai thác: giảm (15,7 à 9,6%)
+ Công nghiệp chế biến: tăng và chiếm tỷ trọng cao nhất (78,7 à 85,4%)
+ Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt: giảm nhẹ (5,6 à 5,0%)
           


6. Đọc trang 22
(Công nghiệp năng lượng; Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm;
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng)
6.1. Công nghiệp năng lượng Giá trị ngành công nghiệp năng lượng trong giá trị sản xuất công nghiệp nước ta (biểu đồ tròn): tỷ trọng ngày càng giảm (18,6 à 11,1%), gồm:
a/ Khai thác than: trữ lượng lớn.
- Phân bố: Hạ Long (khai thác trên 10 triệu tấn/năm); Quỳnh Nhai, Phú Lương (khai thác dưới 1 triệu tấn/năm).
- Sản lượng khai thác (biểu đồ cột): tăng nhanh từ năm 2000 à 2007 (11,6 à 42,5 triệu tấn)
- Than cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, luyện kim và xuất khẩu.
b/ Khai thác dầu, khí: trữ lượng lớn.
* Dầu mỏ:
- Phân bố: thềm lục địa phía Nam hoặc mỏ Rồng, Bạch Hổ, Hồng Ngọc, Đại Hùng, Rạng Đông, …
- Sản lượng khai thác (biểu đồ cột): giảm và không ổn định từ năm 2000 à 2007 (16,3 à 15,9 triệu tấn)
- Dầu mỏ cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, công nghiệp lọc dầu và xuất khẩu.
* Khí đốt:
- Phân bố: thềm lục địa phía Nam hoặc mỏ Lan Đỏ, Lan Tây, Tiền Hải (ĐBSH).
- Khí cung cấp nhiên liệu cho nhà máy khí – điện – đạm Phú Mỹ, Cà Mau qua hệ thống đường ống.
c/ Sản xuất điện: Sản lượng điện (biểu đồ cột): tăng nhanh (26,7 à 64,1 tỷ kWh)
c.1. Thủy điện: tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
Các nhà máy có công suất > 1000MW: Hòa Bình (đã xây dựng), Sơn La (đang xây dựng); các nhà máy còn lại < 1000MW.
Tên nhà máy (đã, đang xây dựng)
Nằm trên hệ thống sông
Hòa Bình, Sơn La

Thác Bà, Nậm Mu

Tuyên Quang

Yaly, Xê xan 3, Xê xan 3A

Đrây-Hling, Xrê pôk 3, Xrê pôk 4

Trị An

c.2. Nhiệt điện:
> 1000MW: Phả Lại (phía Bắc – sử dụng nhiên liệu là than đá); Phú Mỹ, Cà Mau (phía Nam – sử dụng nhiên liệu là khí đốt). Các nhà máy còn lại < 1000MW.
c.3. Hệ thống trạm và đường dây tải điện 500KV, 220KV
Đường dây tải điện 500KV từ Hòa Bình đến Phú Lâm (tp.HCM): có ý nghĩa điều tiết sản lượng điện cho cả nước, cung cấp điện cho miền Trung.

500555555
6.1. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Gồm các ngành: Chế biến lương thực; Chè, café, thuốc lá, hạt điều; Rượu, bia, nước giải khát; Đường sữa, bánh kẹo; Sản phẩm chăn nuôi; Thủy hải sản.
Giá trị ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trong giá trị sản xuất công nghiệp nước ta (biểu đồ tròn): tỷ trọng ngày càng giảm (24,9 à 23,7%)
Phân bố chủ yếu ở ĐBSH, ĐBSCL, ĐNB, duyên hải NTB.
Quy mô
Tên TTCN
Rất lớn
Hà Nội, tp.HCM
Lớn

Vừa

Nhỏ

Giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến LTTP (biểu đồ cột) tăng (49,4 nghìn tỷ đồng à 135,2 nghìn tỷ đồng)
6.1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
Gồm các ngành: Dệt, may; Da, giày; Giấy, in, văn phòng phẩm
Giá trị ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong giá trị sản xuất công nghiệp nước ta (biểu đồ tròn): tỷ trọng ngày càng tăng (15,7 à 16,8%)
Phân bố chủ yếu ở ĐBSH, ĐNB.
Quy mô
Tên TTCN
Rất lớn
Hà Nội, tp.HCM
Lớn

Vừa

Nhỏ

Giá trị sản xuất của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (biểu đồ cột) tăng (31,2 nghìn tỷ đồng à 96,1 nghìn tỷ đồng)







7. Đọc trang 23 (Giao thông)
- Nước ta có đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không, đường ống (xem thêm Bản đồ Công nghiệp năng lượng trang 22).
- Hệ thống các sân bay, cảng biển, điểm hướng dẫn bay, cửa khẩu quốc tế.
- Các đầu mối GTVT: Hà Nội, tp.HCM, …
Cần xác định trên bản đồ:
a/ Đường bộ (đường ô-tô): phủ kín các vùng trong cả nước.
- Các tuyến giao thông chính:
+ Tuyến Bắc – Nam: QL 1 (từ Lạng Sơn đến Cà Mau), đường HCM (đang xây dựng từ Hà Nội đến Tây Nguyên)
Ý nghĩa của QL 1: tuyến giao thông quan trọng, đi qua 6/7 vùng kinh tế nước ta, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Ý nghĩa của đường HCM: thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội dải đất phía Tây của đất nước, là tuyến đường quan trọng của Tây Nguyên.
+ Tuyến Đông – Tây: QL 7, 8, 9, 24, 26, …
b/ Đường sắt: tuyến giao thông quan trọng: tuyến Hà Nội – tp.HCM. Ngoài ra còn có các tuyến: Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai.
c/ Đường sông: các tuyến quan trọng nằm trên hệ thống sông:
- Phía Bắc: sông Hồng và sông Thái Bình
- Phía Nam: sông Tiền và sông Hậu.
- Miền Trung: một số sông lớn
d/ Đường biển:
- Tuyến trong nước quan trọng: Hải Phòng – tp.HCM
- Các cảng biển, sân bay đang được đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại:
+ Cảng biển: Hải Phòng, Cái Lân (phía Bắc), Vinh, Chân Mây, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang … (miền Trung), Sài Gòn, Vũng Tàu, Thị Vải, … (phía Nam).
e/ Đường hàng không:
- Tuyến trong nước quan trọng: Hà Nội – Đà Nẵng – tp.HCM
- Các sân bay quốc tế:
- Các sân bay nội địa:
f/ Đường ống (xem Atlat trang 22): từ thềm lục địa vào đất liền, vận chuyển khí đốt.
           
8. Đọc trang 24 (Thương mại)
8.1. Nội thương: được thể hiện qua bản đồ Thương mại (năm 2007)
- Bản đồ thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các tỉnh tính theo đầu người,
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tính theo đầu người được phân làm 5 mức:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng các tỉnh tính theo đầu người (triệu đồng)
Vùng (tỉnh, thành)
> 16

> 12 – 16

> 8 – 12

4 – 8

< 4


- Biểu đồ cột thể hiện tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước phân theo thành phần kinh tế qua các năm: tăng (121.160 tỷ đồng à 746.159 tỷ đồng), gấp 6,1 lần
+ Khu vực nhà nước: tăng (27.367 tỷ đồng à 79.673 tỷ đồng), gấp 2,9 lần
+ Khu vực ngoài nhà nước: tăng (93.193 tỷ đồng à 638.842 tỷ đồng), gấp 6,8 lần và chiếm nhiều nhất.
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài: tăng nhanh, (600 tỷ đồng à 27.644 tỷ đồng), gấp 46 lần
            8.2. Ngoại thương: đang có những chuyển biến tích cực
a/ Xuất khẩu:
- Giá trị xuất khẩu (biểu đồ cột gộp nhóm): tăng (14,5 tỷ USD à 48,6 tỷ USD)
- Mặt hàng xuất khẩu (biểu đồ nửa hình tròn):
            + Công nghiệp nặng và khoáng sản (34,3%)
            + Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (42,6%)
            + Nông, lâm sản (15,4%)
            + Thủy sản (7,7%)
- Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, Australia, châu Âu, …
b/ Nhập khẩu:
- Giá trị nhập khẩu (biểu đồ cột gộp nhóm): tăng (15,6 tỷ USD à 62,8 tỷ USD)
Cán cân xuất nhập khẩu: tăng à nhập siêu ( - 1,1 tỷ USD à - 14,2 tỷ USD )
- Mặt hàng nhập khẩu (biểu đồ nửa hình tròn):
            + Máy móc, thiết bị, phụ tùng (28,6%)
            + Nguyên, nhiên, vật liệu (64,0%)
            + Hàng tiêu dùng (7,4%)
- Thị trường nhập khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Hoa Kỳ, Australia, châu Âu
           





9. Đọc trang 25 (Du lịch)
9.1. Tài nguyên du lịch: đa dạng, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn (bản đồ)
a/ Tài nguyên du lịch tự nhiên: (bảng chú giải)
- Di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long, Phong Nha Kẻ Bàng
- Vườn quốc gia:
- Hang động:
- Khu dự trữ sinh quyển thế giới:
- Hang, động:
- Nước khoáng:
- Du lịch biển:
- Thắng cảnh:
b/ Tài nguyên du lịch nhân văn: (bảng chú giải)
- Di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn
- Di tích lịch sử cách mạng, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật:
- Lễ hội truyền thống:
- Làng nghề cổ truyền:
9.2. Tình hình phát triển du lịch: (biểu đồ cột, tròn) Từ năm 1995 – 2007:
- Du khách nội địa: tăng (5,5 à 19,1 triệu lượt người)
- Du khách quốc tế: tăng (1,4 à 4,2 triệu lượt người)
- Doanh thu: tăng (6,9 à 23,3 nghìn tỷ đồng)
- Cơ cấu du khách quốc tế phân theo khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ: (biểu đồ tròn). Từ năm 2000 đến 2007:
+ Đông Nam Á: tăng (7,9 à 16,5%) và chiếm nhiều nhất
+ Hoa Kỳ: tăng (4,5 – 9,7%)
+ Hàn Quốc: tăng (2,4 – 11,2%)
+ Pháp: tăng (4,1 – 4,3%)
+ Nhật Bản: tăng (6,7 – 9,9%)
+ Australia: tăng (2,9 – 5,3%)
+ Trung Quốc: giảm (23,0 – 13,6%)
+ Đài Loan: giảm (9,8 – 7,5%)
Các trung tâm du lịch quốc gia (bản đồ): Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, tp.HCM
Còn lại các trung tâm du lịch vùng: ……

10. Đọc trang 26
(Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng sông Hồng)
Từ trang 26 – 29, thể hiện các vùng kinh tế. Trên mỗi trang có 2 bản đồ: tự nhiên và kinh tế
Bản đồ tự nhiên: thể hiện các yếu tố tự nhiên: địa hình đồi núi (dãy núi, hướng núi, độ cao), đồng bằng; hệ thống sông ngòi; khoáng sản.
Bản đồ kinh tế:
- Vị trí, lãnh thổ các tỉnh, thành trong vùng kinh tế.
- Màu nền thể hiện Hiện trạng sử dụng đất; các sản phẩm chuyên môn hóa nông nghiệp của từng vùng (cây trồng, vật nuôi). Vùng biển thể hiện các bãi cá, bãi tôm.
- Các vòng tròn thể hiện các trung tâm công nghiệp (quy mô, cơ cấu ngành). Ngoài ra còn thể hiện ngành khai thác khoáng sản, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện.
- Hệ thống GTVT: đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân bay
Biểu đồ gồm biểu đồ cột và tròn:
- Biểu đồ cột: thể hiện GDP của từng vùng so với GDP cả nước năm 2007 (%).
- Biểu đồ tròn: thể hiện cơ cấu phân theo khu vực kinh tế của từng vùng (Nông-lâm-thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; Dịch vụ
Bản đồ: thể hiện 2 vùng TDMNBB và ĐBSH. Riêng TDMNBB gồm 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
            - Đối với TDMNBB:
            Thể hiện rất rõ như vùng giàu rừng và trung bình xen lẫn với vùng nông lâm kết hợp; vùng trồng cây LT-TP, cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm. Thể hiện mối quan hệ giữa tự nhiên với các ngành kinh tế, giữa các ngành kinh tế với nhau.
Biểu đồ GDP của vùng TD-MN Bắc Bộ so với cả nước (chiếm 8,1%).
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản: 35,0%
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng: 29,5%
+ Khu vực dịch vụ: 35,5%
            - Đối với ĐBSH:
            Thể hiện Hà Nội là trung tâm KT-VH-CT của cả nước và các TTKT lớn khác.
Biểu đồ GDP của vùng ĐBSH so với cả nước (chiếm 23,0%).
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản: 14,0%
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng: 42,2%
+ Khu vực dịch vụ: 43,8%
Khi xem các vấn đề về vùng có thể đối chiếu với các bản đồ ngành phía trước:
Ví dụ: Kể tên các nhà máy thủy điện vùng TDMNBB:
Tại Atlat trang 26, có các nhà máy thủy điện sau: Hòa Bình, Thác Bà (nhưng không có công suất)
Có thể đối chiếu trang 22 (bản đồ Công nghiệp năng lượng): Hòa Bình (công suất trên 1000MW); Thác Bà (công suất dưới 1000MW). Ngoài ra còn có các nhà máy khác như: Nậm Mu, Tuyên Quang (công suất dưới 1000MW) và nhà máy đang xây dựng Sơn La.

11. Đọc trang 27 (Vùng Bắc Trung Bộ)
Biểu đồ GDP của vùng Bắc Trung Bộ so với cả nước (chiếm 6,5%).
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản: 27,6%
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng: 36,4%
+ Khu vực dịch vụ: 36,0%
Khi xem các vấn đề về vùng có thể đối chiếu với các bản đồ ngành phía trước:
Ví dụ: Kể tên các tỉnh, thành từ Bắc xuống Nam:
Tại Atlat trang 27: các tỉnh, thành từ Bắc xuống Nam: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
Có thể đối chiếu với bản đồ hành chính trang 4-5.

12. Đọc trang 28 (Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên)
- Đối với vùng Duyên hải NTB:
Biểu đồ GDP của vùng Duyên hải NTB so với cả nước (chiếm 8,4%).
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản: 24,3%
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng: 36,4%
+ Khu vực dịch vụ: 39,1%
Khi xem các vấn đề về vùng có thể đối chiếu với các bản đồ ngành phía trước:
Ví dụ: Kể tên các bãi biển đẹp của vùng:
Xem Atlat trang 28 và đối chiếu với bản đồ du lịch trang 25
            - Đối với Tây Nguyên:
Biểu đồ GDP của vùng Tây Nguyên so với cả nước (chiếm 3,8%).
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản: 47,6%
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng: 22,0%
+ Khu vực dịch vụ: 30,4%







13. Đọc trang 29 (Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long)
            - Đối với Đông Nam Bộ:




Biểu đồ GDP của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước (chiếm 32,3%).
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản: 6,2%
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng: 28,7%
+ Khu vực dịch vụ: 65,1%
            - Đối với ĐBSCL:
            Bản đồ thể hiện các hoạt động kinh tế: nông nghiệp, là vùng sản xuất LT-TP lớn nhất nước, chăn nuôi khá phát triển, đánh bắt & nuôi trồng thủy sản cũng là thế mạnh của vùng. Về công nghiệp, có các TTCN như Cần Thơ, Mỹ Tho, … Về giao thông, chủ yếu là đường ôtô, đường thủy nội địa.
Biểu đồ GDP của vùng ĐBSCL so với cả nước (chiếm 17,6%).
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế:
+ Khu vực nông, lâm, thủy sản: 42,8%
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng: 24,2%
+ Khu vực dịch vụ: 33,0%

14. Đọc trang 30 (Các vùng kinh tế trọng điểm)
Bản đồ thể hiện vị trí, phạm vi các tỉnh thành thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm; diện tích và dân số của 3 vùng so với cả nước.
Trên bản đồ mỗi vùng còn thể hiện: GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm; Các trung tâm công nghiệp và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm.
Về biểu đồ thể hiện:
- GDP của các vùng kinh tế trọng điểm so với sả nước.
- GDP của vùng phân theo ngành.-


3. Kỹ năng khai thác Atlat
Khi sử dụng Atlat, cần tìm hiểu theo trình tự sau:
- Tìm hiểu về cấu trúc của Atlat.
- Xem bản chú giải ở trang 1 để nắm vững các ký hiệu, tạo thuận lợi cho quá trình đọc và phân tích Atlat.
- Tùy theo yêu cầu của bài học, câu hỏi mà có những bước trả lời thích hợp.
Câu hỏi có sử dụng Atlat thường là: “Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy …”
Thí sinh có thể vận dụng 2 cách trả lời: hoặc chỉ dựa vào Atlat hoặc chỉ dựa vào bài học để trả lời. Nếu vậy sẽ có những kiến thức trả lời đôi khi không đầy đủ và hợp lý, tốt nhất nên trả lời theo cách vừa vận dụng Atlat vừa vận dụng kiến thức bài học. Điều này, sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập, tránh ghi nhớ máy móc, nhất là các số liệu có sẵn trong Atlat.
Để khai thác Atlat có hiệu quả, học sinh cần phải:
- Hiểu được hệ thống ký hiệu, ước hiệu bản đồ.
- Nhận biết, đọc tên, mô tả đặc điểm các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Xác định phương hướng, khoảng cách, vĩ độ, kinh độ và vị trí các đối tượng trên lãnh thổ.
- Xác định các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- Mô tả tổng hợp một khu vực, một bộ phận lãnh thổ.
Khi làm việc với bản đồ, cần khai thác các kiến thức trên bản đồ:
- Nắm được yêu cầu của câu hỏi, bài tập.
- Xác định bản đồ phù hợp với yêu cầu.
- Đọc bản chú giải và nắm vững các ký hiệu thể hiện các đối tượng địa lý.
- Xác định vị trí của đối tượng.
- Tìm ra các mối liên hệ giữa các đối tượng địa lý trên bản đồ, giữa các trang bản đồ khác nhau.
Để phân tích bản đồ, cần kết hợp với kiến thức đã học, vận dụng kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp để xác định các mối liên hệ giữa các yếu tố: yếu tố tự nhiên, yếu tố kinh tế xã hội với nhau; giữa yếu tố tự nhiên với yếu tố kinh tế xã hội. Trên cơ sở đó, giải thích sự phân bố hay đặc điểm các đối tượng địa lý.
Ngoài ra, khi làm việc với Atlat địa lý Việt Nam cũng cần chú ý phân tích các lát cắt, biểu đồ, số liệu, … Đây là các thành phần bổ trợ nhằm làm rõ hoặc bổ sung những nội dung bài học.
Căn cứ vào các yêu cầu của câu hỏi:
- Tái hiện kiến thức đã học
- Tìm các trang thích hợp

- Trả lời theo yêu cầu câu hỏi

No comments:

Post a Comment

Tài liệu hướng dẫn Giáo dục về tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển đảo cho HS THCS

Mỗi học sinh Việt Nam đều cần có hiểu biết về đất nước, tổ quốc mình về đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Trong chương trình các ...