1. Giải thích khái niệm:
- Góc nhập xạ (góc chiếu sáng) h tại một điểm
A trên trái đất là là góc tạo bởi tia sáng mặt trời với tiếp tuyến của
Trái Đất tại điểm đó (xét trong cùng mặt phẳng).
- Gọi
O là tâm trái đất. Vĩ độ v tại điểm A tương ứng với góc tạo
bởi mặt phẳng xích đạo và đường thẳng OA.
- Xích
vĩ độ x tại một thời điểm trong năm tương ứng với vĩ độ của điểm B
mà tại đó góc nhập xạ là 90o.
Ta có công thức tổng quát tính góc nhập xạ tại một điểm
A trong năm như sau:
h = 90o - | v - x |
|
۞ Dấu của v và x:
-
Vĩ độ v >0 nếu điểm A ở Bắc bán cầu, ngược lại v < 0 nếu điểm A ở Nam bán
cầu.
-
Xích vĩ độ x > 0 nếu Mặt trời chiếu vuông góc xuống Bắc bán cầu ,ngược lại
xích vĩ độ x > 0 nếu Mặt trời chiếu vuông góc xuống Nam bán cầu.
Một
số xích vĩ độ cần lưu ý:
- Ngày
22-6,xích vĩ độ là 23o27'.
- Ngày
22-12,xích vĩ độ là -23o27'.
-Ngày 21-3 và
23-9,xích vĩ độ là 0 .
2. Bài tập:
Bài tập1: Tính góc nhập xạ tại một điểm A có vĩ độ
20o N vào ngày Đông
chí.
Giải:
Ta có : v = -20 (vì
A nằm ở Nam bán cầu)
Vào ngày 22-12 thì xích vĩ độ x = -23o27'.
Từ đó áp dụng
công thức tính góc nhập xạ ta có:
hA =90
- = 90o
- 3o27' = 86o33'.
Bài tập 2: Tính góc nhập xạ ngày 22-6 tại vùng nội chí tuyến BBC: 10 B, 20
B.
Trả lời: + Ở 100B: h = .................................................................................
+ Ở 200B:h0
= .................................................................................
Bài tập 3: Tính góc nhập xạ tại
vĩ độ: 15, 30, 45, 60, 75 (độ). Ở Bắc bán cầu, Nam bán cầu vào các ngày 21-3,
22-6, 23-9, 22-12.
Lưu ý:
Vào
ngày 21-3 và 23-9 ,Mặt Trời chiếu vuông góc tại xích đạo nên tại Bắc bán cầu và
Nam bán cầu ở vĩ độ bằng nhau có góc nhập xạ bằng nhau.
Nguồn: Tài liệu BD HSG
No comments:
Post a Comment