Lớp 6 : trái đất - môi trường sống của con người
Chủ
đề
|
Mức
độ cần đạt
|
Ghi
chú
|
I.
Trái Đất
1. Trái Đất
trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên
bản đồ
|
Kiến thức :
- Biết vị trí của
Trái Đất trong hệ Mặt Trời ; hình dạng và kích thước của Trái Đất.
- Trình bày được
khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến. Biết quy ước về kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc,
kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Đông,
nửa cầu Tây, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.
- Định nghĩa đơn
giản về bản đồ và biết một số yếu tố cơ bản của bản đồ : tỉ lệ bản đồ, kí
hiệu bản đồ, phương hướng trên bản đồ ; lưới kinh, vĩ tuyến.
|
- Vị
trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời ; hình khối cầu
|
Kĩ năng :
- Xác định được
kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây ; vĩ tuyến gốc, các vĩ
tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam ; nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam, nửa cầu Đông, nửa cầu Tây
trên bản đồ và trên quả Địa cầu.
|
||
- Dựa vào tỉ lệ
bản đồ tính được khoảng cách trên thực tế và ngược lại.
- Xác định được
phương hướng, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả Địa cầu.
- Đọc và hiểu nội
dung bản đồ dựa vào kí hiệu bản đồ.
- Sử dụng địa bàn
để xác định phương hướng của một số đối tượng địa lí trên thực địa.
- Biết cách vẽ sơ
đồ đơn giản của một lớp học.
|
- Xác định được
phương hướng của lớp học và vẽ sơ đồ lớp
học trên giấy : cửa ra vào, cửa sổ, bàn giáo viên, bàn học sinh.
|
|
2. Các chuyển động
của Trái Đất và hệ quả
|
Kiến
thức :
- Trình bày được
chuyển động tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời của Trái Đất : hướng,
thời gian, quỹ đạo và tính chất của chuyển động.
- Trình bày được
hệ quả các chuyển động của Trái Đất :
+ Chuyển động tự quay : hiện
tượng ngày và đêm kế tiếp, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
+ Chuyển động quanh Mặt Trời :
hiện tượng các mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
Kĩ năng :
Sử
dụng hình vẽ để mô tả chuyển động tự quay của Trái Đất và chuyển động
của Trái Đất quanh Mặt Trời.
|
- Tính chất :
hướng và độ nghiêng của trục Trái Đất không đổi trong khi chuyển động trên
quỹ đạo.
|
3. Cấu tạo của Trái Đất
|
Kiến thức :
- Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm
của từng lớp : lớp vỏ, lớp trung gian và lõi Trái Đất.
|
- Đặc điểm : độ dày, trạng thái, nhiệt độ của từng lớp.
|
- Trình bày được cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái
Đất.
- Biết tỉ lệ lục địa, đại dương và sự phân bố lục địa,
đại dương trên bề mặt Trái Đất.
|
- Khoảng 2/3 diện
tích bề mặt Trái Đất là đại dương. Đại dương phân bố chủ yếu ở nửa cầu Nam, lục địa
phân bố chủ yếu ở nửa cầu Bắc.
|
|
Kĩ năng :
- Quan sát và
nhận xét các lớp cấu tạo bên trong của Trái Đất từ hình vẽ.
- Xác định được 6
lục địa, 4 đại dương và các mảng kiến tạo lớn trên bản đồ hoặc quả Địa cầu.
|
- Các mảng kiến
tạo : Âu-á, Phi, ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Thái Bình Dương.
|
|
II.
Các thành
phần tự nhiên của Trái Đất
1. Địa hình
|
Kiến thức :
- Nêu
được khái niệm nội lực, ngoại lực và biết được tác động của chúng đến địa
hình trên bề mặt Trái Đất.
- Nêu
được hiện tượng động đất, núi lửa và tác hại của chúng. Biết khái niệm mác
ma.
|
- Do tác động của
nội, ngoại lực nên địa hình trên Trái Đất có nơi cao, nơi thấp, có nơi
bằng phẳng, có nơi gồ ghề.
|
- Nêu được đặc
điểm hình dạng, độ cao của bình nguyên, cao nguyên, đồi, núi ; ý nghĩa của
các dạng địa hình đối với sản xuất nông nghiệp.
- Nêu được các
khái niệm : khoáng sản, mỏ khoáng sản, mỏ nội sinh, mỏ ngoại sinh. Kể tên và
nêu được công dụng của một số loại khoáng sản phổ biến.
Kĩ năng :
- Nhận biết được
4 dạng địa hình qua tranh ảnh, mô hình.
- Đọc bản đồ địa
hình tỉ lệ lớn.
- Nhận biết một
số loại khoáng sản qua mẫu vật (hoặc qua ảnh màu) : than, quặng sắt, quặng
đồng, đá vôi, apatit.
|
- Khoáng sản năng
lượng : than, dầu mỏ, khí đốt ; khoáng sản kim loại : sắt, mangan, đồng, chì,
kẽm ; khoáng sản phi kim loại : muối mỏ, a-pa-tit, đá vôi.
- Lưu ý đến loại
khoáng sản ở địa phương (nếu có).
|
|
2. Lớp vỏ khí
|
Kiến thức :
- Biết được thành
phần của không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí ; biết vai trò
của hơi nước trong lớp vỏ khí.
- Biết được các
tầng của lớp vỏ khí : tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao và đặc điểm
chính của mỗi tầng.
- Nêu được sự
khác nhau về nhiệt độ, độ ẩm của các khối khí : nóng, lạnh ; đại dương, lục
địa.
- Biết nhiệt độ
của không khí ; nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhiệt độ
không khí.
- Nêu được khái
niệm khí áp và trình bày được sự phân bố các đai khí áp cao và thấp trên Trái
Đất.
- Nêu được tên,
phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất :
Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
- Biết được vì
sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí
và độ ẩm.
- Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa.
- Nêu được sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu. Biết
được 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất ; trình bày được giới hạn và đặc điểm
của từng đới.
Kĩ năng :
- Quan sát và ghi chép một số yếu tố thời tiết đơn giản
ở địa phương : nhiệt độ, gió, mưa.
- Tính nhiệt độ
trung bình ngày, tháng, năm.
- Tính được lượng
mưa trong ngày, trong tháng, trong năm và lượng mưa trung bình năm.
- Đọc biểu đồ
nhiệt độ, lượng mưa.
- Đọc bản đồ Phân
bố lượng mưa trên thế giới,
- Nhận xét hình
biểu diễn :
+ Các tầng của lớp vỏ khí.
+ Các đai khí áp và các loại gió chính.
+ 5 đới khí hậu chính trên Trái Đất.
+ Biểu đồ các thành phần của không khí.
|
- Các nhân tố : vĩ độ địa lí, độ cao của địa hình, vị trí gần hay xa biển.
- Phạm vi hoạt
động của mỗi loại gió (từ vĩ độ nào đến vĩ độ nào) ; hướng gió thổi ở nửa cầu
Bắc, nửa cầu Nam.
- Nhiệt độ có ảnh
hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí.
- 5 đới khí hậu
chính : 1 nhiệt đới, 2 ôn đới, 2 hàn đới. Đặc điểm : nhiệt độ, lượng mưa và
loại gió thổi thường xuyên.
- Quan sát thực
tế ở địa phương và nghe, đọc bản tin dự báo thời tiết của các khu vực trên cả
nước.
- Biểu đồ hình
tròn.
|
3. Lớp nước
|
Kiến thức :
- Trình bày được
khái niệm sông, lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước ; nêu được mối
quan hệ giữa nguồn cấp nước và chế độ nước sông.
|
|
- Trình bày được
khái niệm hồ ; phân loại hồ căn cứ vào nguồn gốc, tính chất của nước.
- Biết được độ
muối của nước biển và đại dương, nguyên nhân làm cho độ muối của các biển và
đại dương không giống nhau.
|
- Hồ núi lửa, hồ
băng hà, hồ móng ngựa ; hồ nước mặn, hồ nước ngọt.
|
|
- Trình bày được
ba hình thức vận động của nước biển và đại dương là : sóng, thuỷ triều và
dòng biển. Nêu được nguyên nhân hình thành sóng biển, thuỷ triều.
|
||
- Trình bày được
hướng chuyển động của các dòng biển nóng và lạnh trong đại dương thế giới.
Nêu được ảnh hưởng của dòng biển đến nhiệt độ, lượng mưa của các vùng bờ tiếp
cận với chúng.
|
- Hướng chuyển
động của các dòng biển : các dòng biển nóng thường chảy từ các vĩ độ thấp về
phía các vĩ độ cao. Ngược lại, các dòng biển lạnh thường chảy từ các vĩ độ
cao về các vĩ độ thấp.
|
|
Kĩ năng :
- Sử dụng mô hình
để mô tả hệ thống sông.
- Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ, hiện tượng sóng
biển và thuỷ triều qua tranh ảnh, hình vẽ.
- Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới
để kể tên một số dòng biển lớn và hướng chảy của chúng.
|
- Hệ thống sông : sông chính, phụ lưu, chi lưu.
- Dòng biển Gơn-xtrim, Cư-rô-si-ô, Pê-ru, Ben-ghê-la...
|
|
4. Lớp đất và lớp vỏ sinh vật
|
Kiến thức :
-
Trình bày được khái niệm lớp đất, 2 thành phần chính của đất.
- Trình
bày được một số nhân tố hình thành đất.
- Trình bày được khái niệm lớp vỏ sinh vật, ảnh hưởng
của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố thực vật và động vật
trên Trái Đất.
Kĩ năng :
Sử dụng tranh ảnh để mô tả một phẫu diện đất, một số
cảnh quan tự nhiên trên thế giới.
|
- 2 thành phần
chính là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.
- Các nhân tố :
đá mẹ, sinh vật, khí hậu.
- Các nhân tố tự
nhiên : khí hậu, địa hình, đất.
- Cảnh quan :
rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc nhiệt đới...
|
No comments:
Post a Comment