BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC
MÔN ĐỊA LÍ, CẤP THCS
(Kèm theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày
01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo)
1. Mục đích
Điều chỉnh nội dung dạy học để dạy học phù hợp
với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông (CT), phù hợp
với thời lượng dạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học và giáo dục.
2. Nguyên tắc
Điều chỉnh nội dung dạy
học theo hướng tinh giảm các nội dung để giáo viên, học sinh (GV, HS) dành thời
gian cho các nội dung khác, tạo thêm điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy
học theo yêu cầu của CT. Việc điều chỉnh nội dung dạy học thực hiện theo các
nguyên tắc sau đây:
(1) Đảm bảo mục tiêu
giáo dục của chương trình, sách giáo khoa (SGK) theo qui định của Luật Giáo
dục.
(2) Đảm bảo tính lôgic
của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các bộ môn; không thay đổi CT, SGK
hiện hành.
(3) Không thay đổi thời
lượng dạy học đối với mỗi môn học trong một lớp và trong mỗi cấp học.
(4) Thuận lợi cho việc
tổ chức thực hiện tại các cơ sở giáo dục.
3. Nội dung điều chỉnh
Việc điều chỉnh nội
dung dạy học tập trung vào những nhóm nội dung chính sau:
(1) Những nội dung
trùng lặp trong CT, SGK của nhiều môn học khác nhau.
(2) Những nội dung
trùng lặp, có cả ở CT, SGK của lớp dưới và lớp trên do hạn chế của cách xây
dựng CT, SGK theo quan điểm đồng tâm.
(3) Những nội dung, bài
tập, câu hỏi trong SGK không thuộc nội dung của CT hoặc yêu cầu vận dụng kiến
thức quá sâu, không phù hợp trình độ nhận thức và tâm sinh lý lứa tuổi học
sinh.
(4) Những nội dung
trong SGK trước đây sắp xếp chưa hợp lý.
(5) Những nội dung mang
đặc điểm địa phương, không phù hợp với các vùng miền khác nhau.
4. Thời gian thực hiện
Hướng dẫn thực hiện
điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ
năm học 2011 - 2012.
5. Hướng dẫn thực hiện các nội dung
- Hướng dẫn này dựa
trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, là SGK của chương
trình chuẩn đối với cấp THPT. Nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần
đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp. Toàn bộ văn bản
này được nhà trường in sao và gửi cho tất cả GV bộ môn.
- Ngoài các nội dung đã
hướng dẫn cụ thể trong văn bản, cần lưu ý thêm một số vấn đề đối với các nội
dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập
không yêu cầu HS làm trong cột Hướng dẫn thực hiện ở các bảng dưới đây như sau:
+ Dành thời lượng của
các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố,
hướng dẫn thực hành cho HS.
+ Không ra bài tập và
không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này, tuy
nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết
cho bản thân.
- Trên cơ sở khung phân
phối chương trình của môn học, GV điều chỉnh phân phối chương trình chi tiết
đảm bảo cân đối giữa nội dung và thời gian thực hiện, phù hợp với điều chỉnh
nội dung dạy học dưới đây.
6. Hướng dẫn khung
phân phối chương trình
a) Lớp 6
- Tổng số : 26 bài : 22 bài lí
thuyết + 4 bài thực hành.
- Học kì I : 19 tuần (1 tiết/tuần)
kết thúc ở bài 14 : Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo).
- Học kì II : 18 tuần (1
tiết/tuần) : các bài còn lại.
b) Lớp 7
- Tổng số : 59 bài : 49 bài lí
thuyết + 10 bài thực hành.
- Học kì I : 19 tuần (2 tiết/tuần)
kết thúc ở bài 33 : Các khu vực châu Phi (tiếp theo).
- Học kì II : 18 tuần (2
tiết/tuần) : các bài còn lại.
c) Lớp 8
- Tổng số : 41 bài : 33 bài lí
thuyết + 8 bài thực hành.
- Học kì I : 19 tuần (1 tiết/tuần)
kết thúc ở bài 13 : Tình hình phát triển kinh tế-xã hội khu vực Đông Á.
- Học kì II : 18 tuần (2
tiết/tuần) : các bài còn lại.
d) Lớp 9
- Tổng số : 43 bài : 33 bài lí
thuyết + 10 bài thực hành.
-
Học kì I : 19 tuần (2 tiết/tuần) kết thúc ở bài 30 : Thực hành :
So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc
Bộ với Tây Nguyên.
-
Học kì II : 18 tuần (1 tiết/tuần) : các bài còn lại./.
_________________________
Xem chi tiết tệp đính kèm
https://drive.google.com/file/d/0B4e9Fmlva6OQMl9aRmJhZTdWbEU/edit?usp=sharing
No comments:
Post a Comment